BỆNH CÚM MÙA
Là căn bệnh thường gặp và rất dễ lây nhiễm, bệnh cúm thường
bị xem nhẹ, nhưng lại có thể gây những tác hại khó lường, ảnh hưởng đến sức
khỏe và cả tính mạng.
Bạn
biết gì về cúm mùa
Bệnh cúm do virus cúm gây ra, rất dễ để lan truyền từ người
sang người thông qua đường hô hấp với các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ,
mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Rất nhiều người nhầm lẫn triệu chứng giữa cúm
và cảm lạnh, từ đó xem thường cúm và phải gánh chịu những hậu quả không mong
muốn như nhập viện, thậm chí tử vong. Đặc biệt, người lớn tuổi, trẻ nhỏ và các
bệnh nhân mắc bệnh mãn tính là những đối tượng có nguy cơ cao dễ bị các biến
chứng của cúm.
Phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là chủng
ngừa với vắc-xin cúm mỗi năm. Bạn hãy tiêm ngừa cúm ngay hôm ngay để bảo vệ bản
thân và gia đình.
Mức độ
lây lan của cúm
Mỗi người nhiễm virus cúm có thể lây bệnh trức tiếp cho
người khác khi tiếp xúc trong bán kính 2m. Virus cúm lây truyền chủ yếu bởi
những vi hạt lơ lửng trong không khí tạo ra khi người bị cúm ho, hắt hơi hoặc
nói chuyện. Những vi hạt này đi vào mũi hoặc miệng và sau đó đi vào phổi của
người khác.
Người trưởng thành có thể lây nhiễm virus cúm cho người
khác chỉ sau 1 ngày có triệu chứng và khả năng lây nhiễm kéo dài từ 5-7 ngày.
Trẻ em có thể lây lan virus cúm kéo dài hơn cả người lớn, trên 7 ngày sau khi
nhiễm cúm.
Điều đó có nghĩa là khi bạn nhiễm cúm, bạn có khả năng lây
bệnh cho người xung quanh, người thân trong gia đình như trẻ em, người cao
tuổi, người có bệnh mạn tính, phụ nữ có thai… trước khi bạn biết chính xác mình
bị bệnh cúm.
Nếu không phòng ngừa hiệu quả, cúm có thể gây ra đại dịch,
cướp đi hàng triệu sinh mạng trên thế giới. Như đại dịch cúm năm 1968 tại Hong Kong khiếp 1 triệu người tử vong. Hay dịch cúm ở
Madagasca năm 2002, có hơn 27.000 ca bệnh được báo cáo trong vòng 3 tháng và có
800 trường hợp tử vong mặc dù đã có các
đáp ứng can thiệp nhanh.
Đối
tượng dễ nhiễm cúm
Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ nhiễm cúm. Cúm có thể diễn
tiến đến các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt trên một số đối tượng có ngy cơ cao
bao gồm:
- Trẻ em dưới 5 tuổi; đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi.
- Người lớp trên 65
tuổi
- Phụ nữ mang thai.
- Bệnh nhân có các bệnh lý mạn tính: hen, bệnh phổi mạn
tính, bẹnh tim mạch, bệnh nhân suy giảm miễn dịch do bệnh HIV/AIDS hoặc ung
thư.
Ngoài ra, người đi làm cũng
có nguy cơ cao mắc cúm vì môi trường làm việc có mức độ lây nhiễm cúm cao thứ 2
chỉ sau bệnh viện.
Triệu
chứng của cúm
Sự khác biệt giữa cúm và cảm lạnh:
Triệu
chứng
|
Cúm
|
Cảm lạnh
|
Ho
|
Thường gặp, có thể rất nặng
|
Ho khan, nhẹ đến trung bình
|
Suy nhược cơ thể
|
Thường gặp, nặng
|
Nhẹ, nếu có
|
Sốt
|
Thường cao, có thể rất cao
|
Nhẹ (nếu có)
|
Nhức đầu
|
Thường gặp
|
Hiếm gặp
|
Nghẹt/Sổ mũi
|
Đôi khi
|
Thường gặp
|
Đau cơ
|
Thường gặp, nặng
|
Nhẹ (nếu có)
|
Đau họng
|
Đôi khi
|
Thường gặp
|
Đau ngực
|
Thường gặp, có thể rất nặng
|
Nhẹ đến trung bình
|
Biến chứng
|
Viêm tai, viêm phế quản,
viêm xoang, viêm phổi; Có thể tử vong
|
Viêm xoang
|
Biến
chứng và tử vong do cúm
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 3-5
triệu ca nhiễm cúm nặng trong đó khoảng tới 650.000 người tử vong hàng năm do
cúm, 90% trường hợp tử vong liên quan tới cúm xảy ra ở người cao tuổi (>65
tuổi).
Trẻ nhỏ, người cao tuổi (>65 tuổi), phụ nữ mang thai và
bệnh nhân với các bệnh lý mạn tính đi kèm là những đối tượng nguy cơ cao dễ bị
các biến chứng nghiêm trọng do bệnh cúm, có thể cần nhập viện và nguy cơ cao là
bệnh của bạn có thể tiến triển đến viêm phổi nặng do cúm.
Nhiễm trùng tai là 1 ví dụ về biến chúng trung bình của
bệnh cúm, trong khi viêm phổi là 1 biến chứng nghiêm trọng; biến chứng này có
thể là hậu quả từ việc chỉ nhiễm virus cúm đơn độc hoặc nhiễm virus cúm kèm
theo các loại vi khuẩn khác. Những biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra
do cúm như viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ.
Bệnh cúm có thể làm trầm trọng hơn các bệnh lý có sẵn ở
người bệnh. Ví dụ, bệnh nhân hen ó thể bị những cơn hen kịch phát khi nhiễm
cúm; tình trạng bệnh lý tim mạch có thể tồi tệ hơn ở bệnh nhân có bệnh tim mạch
mạn tính khi bị nhiễm cúm.
Phòng
ngừa cúm thế nào?
Cần tiêm ngừa cúm mỗi năm để bảo vệ hiệu quả do virus cúm
biến đổi hàng năm
- Giảm 36% nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ.
- Giảm 33% nguy cơ viêm đường hô hấp trên và giảm 22% viêm
đường hô hấp dưới ở trẻ 2-5 tuổi.
- Giảm 41% nguy cơ xảy ra cơn hen kịch phát ở trẻ bị hen.
Vắc-xin cúm được chỉ định tiên cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở
lên đến người trưởng thành. Việc chủng ngừa cúm đặc biệt cần thiết cho các đối
tượng nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và người mắc
bệnh mạn tính.